Kỹ thuật đo lường sản phẩm cơ khí (CS11)

KursbereichBộ Môn Chế Tạo Thiết Bị Cơ Khí

- Vị trí: Mô đun kỹ thuật đo lường sản phẩm cơ khí được bố trí sau khi sinh viên đã học xong các môn học Vẽ kỹ thuật, Dung sai lắp ghép và đo lường kỹ thuật, Kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động.

- Tính chất: Là mô đun kỹ thuật chuyên môn thuộc các môn học, mô đun đào tạo nghề bắt buộc.


HAN+CHE TAO_K18 - Chế tạo chi tiết và cụm chi tiết bằng dụng cụ cầm tay và bằng máy

KursbereichBộ Môn Chế Tạo Thiết Bị Cơ Khí

1. Vị trí, tính chất của mô đun:
+ Vị trí
: đây là mô đun đào tạo cơ bản với trình độ trung cấp
+Tính chất: Các mô đun đào tạo được xây dựng theo định hướng thực hành và chứa các kiến thức cơ bản lý thuyết cần thiết của nghề. Người học học cách thực hiện các đơn đặt hàng đơn giản một cách độc lập và theo nhóm. Họ lập kế hoạch các bước làm việc và xác định các dụng cụ và máy móc cần thiết. Bằng các dụng cụ cầm tay và các máy đơn giản phù hợp người học sản xuất các chi tiết và cụm chi tiết máy theo yêu
cầu và kiểm tra kết quả làm việc của họ. Người học hiểu biết và tuân thủ các quy định chung về an toàn lao động cũng như bảo vệ sức khỏe và môi trường.
2. Mục tiêu mô đun:
+ Kiến thức
- Biết các quy định chung về an toàn lao động, bảo vệ sức khỏe và môi trường cũng như phòng cháy chữa cháy
- Giải thích sự ô nhiễm môi trường do các công ty đào tạo / trường dạy nghề gây ra và giải thích những đóng góp của họ cho bảo vệ môi trường.
- Biết các chất nguy hiểm và có hại cho môi trường trong quy trình sản xuất và mô tả cách xử lý một cách chuyên nghiệp
- Phân biệt được các phương pháp gia công bằng dụng cụ cầm tay và gia công bằng máy
- Áp dụng đúng các phương pháp gia công có phoi và gia công biến dạng cho các trường hợp cụ thể
- Áp dụng đúng mục đích sử dụng đối với các dụng cụ cầm tay, máy và thiết bị
- Phân biệt được các dụng cụ đo – kiểm tra cơ khí
- Biết các phương pháp lắp ghép và kỹ thuật mối ghép
- Biết cách trình bày truyền thống và bằng kỹ thuật số, áp dụng được chúng.
+Kỹ năng
- Sắp xếp chỗ làm việc cá nhân trên bàn nguội và lập được trình tự các bước gia công
- Lựa chọn và sử dụng được các dụng cụ cầm tay, máy, thiết bị cũng như bảo trì được chúng
- Lựa chọn và sử dụng được các máy khoan, cưa, bào và máy chuốt cũng như bảo trì được chúng
- Xác định được các thông số kỹ thuật cho máy khoan, cưa, bào bằng sổ tay cơ khí
- Lựa chọn, sử dụng và bảo trì các đồ gá uốn bằng tay và máy gia công biến dạng thủ công (máy gấp
mép...)
- Chế tạo các chi tiết bằng các phương gia công có phoi với dụng cụ cầm tay và các phương pháp gia công biến dạng
- Lắp ghép các chi tiết bằng mối ghép ren, mối ghép dán và mối ghép hàn thiếc thành các cụm chi tiết

+ Năng lực tự chủ và chịu trách nhiệm:
             Sau khi học xong mô đun đào tạo này, người học có thể làm việc một cách độc lập và theo nhóm:
- Áp dụng các quy định chung về an toàn lao động, bảo vệ sức khỏe, phòng cháy chữa cháy và bảo vệ môi trường
- Sử dụng tài nguyên thiên nhiên và năng lượng một cách hiệu quả
- Chế tạo các chi tiết, cụm chi tiết máy một cách phù hợp theo yêu cầu
- Kiểm tra và đánh giá kết quả làm việc


Cơ kỹ thuật

KursbereichBộ Môn Chế Tạo Thiết Bị Cơ Khí

Lập trình CAD / CAM chế tạo các chi tiết - Lớp: Chế tạo thiết bị cơ khí tiêu chuẩn Đức - K16 - GVHD: ThS. Nguyễn Hoàng Vân

KursbereichBộ Môn Chế Tạo Thiết Bị Cơ Khí

1. Vị trí, tính chất của mô đun:

+ Vị trí: đây là mô đun chuyên ngành, trình độ cao đẳng

+ Tính chất: Mô đun đào tạo được định hướng thực hành và bao gồm kiến thức cơ bản về lý thuyết về lập trình CAD / CAM. Người học phát triển kiến thức cần thiết về các giải pháp ứng dụng kỹ thuật số trong kỹ thuật xây dựng. Người học mở rộng và củng cố các kỹ năng nghề nghiệp của họ thông qua các và thực hành máy CNC. Người học vẽ ra các bản thiết kế CAD, nhập dữ liệu vào hệ thống CAM và lập trình kế hoạch làm việc CAM.

Họ đồng bộ chương trình CNC thông qua bộ xử lý, chuyển dữ liệu và gia công phôi theo đơn đặt hàng bằng máy công cụ điều khiển số hoặc hệ thống gia công sản xuất. Người học nhận biết và tuân thủ các quy định về bảo mật công nghệ thông tin và an toàn lao động cũng như bảo vệ sức khỏe và môi trường. Nội dung học tập từ các mô đun đào tạo trước được áp dụng tích hợp, chuyên sâu và củng cố.

2. Mục tiêu mô đun :

+ Kiến thức :

-   Nhận biết những điều cơ bản của bản vẽ với sự hỗ trợ của máy tính (CAD) và sản xuất với sự hỗ trợ của máy tính (CAM).

-   Biểu thị bản vẽ CAD theo nhiều tỷ lệ khác nhau.

-   Nhận biết các nội dung trọng tâm chuyên môn của CAD / CAM và sử dụng chúng chính xác bằng tiếng Anh.

-   Nhận biết và lưu ý được các quy định pháp lý và vận hành để xử lý dữ liệu.

+ Kỹ năng :

-   Lập trình được bản vẽ các chi tiết, cụm chi tiết trong kỹ thuật xây dựng bằng chương trình CAD trên máy tính.

-   Dựng được được các chi tiết riêng lẻ 3D  thành các cụm kết cấu 3D.

-   Dựng được các chi tiết tiêu chuẩn từ thư viện CAD thành kết cấu 3D.

-   Lưu và đổi các tệp dữ liệu.

-   Chuyển tập dữ liệu sang phần mềm ứng dụng.

-   In bản vẽ.

-   Tạo và nhập các thiết kế CAD.

-   Nhập, lưu các tệp DXF và STP và đọc trên hệ thống CAM.

-   Sử dụng và quản lý thư viện công cụ (dao) CAM và dữ liệu công nghệ

-   Thiết lập hình học phần thô CAM của các chi tiết gia công và các tệp thiết bị kẹp CAM.

-   Lập trình kế hoạch làm việc CAM cho máy gia công CNC trong lĩnh vực kỹ thuật xây dựng.

-   Lập trình gia công CAM (2-D, 2.5-D, 3-D) cho phương pháp gia công CNC.

-   Đánh giá, thay đổi và tối ưu hóa các quy trình gia công CAM thông qua chạy mô phỏng.

-   Đồng hóa chương trình CNC thông qua bộ xử lý.

-   Vận hành các máy, thiết bị và hệ thống điều khiển được nối mạng trong việc truyền dữ liệu.

-   Chuyển các chương trình CNC sang máy gia công CNC trong kỹ thuật xây dựng hoặc kỹ thuật sản xuất theo các bước quy trình.

-   Thiết lập, giám sát và tối ưu hóa quy trình sản xuất.

-   Đánh giá, thay đổi và tối ưu hóa các quy trình gia công bằng mô phỏng.

-   Gia công phôi từ các vật liệu khác nhau với máy gia công CNC theo đơn đặt hàng của khách hàng.

-   Cố định các bộ phận theo lắp ráp và lắp ghép thành cụm kết cấu bằng phương pháp liên kết lực, hình dáng và liên kết vật liệu và cũng như kiểm tra hình dạng và kiểm tra vị trí của toàn kết cấu.

-   Thực hiện và lập hồ sơ bảo trì phòng ngừa và các công việc dịch vụ trên máy gia công CNC theo kế hoạch.

+ Năng lực tự chủ và trách nhiệm

-   Sau khi hoàn thành mô đun này, người học có thể thực hiện các đơn hàng độc lập và theo nhóm.

-   Xác định được các bước và quy trình làm việc theo tiêu chí chức năng, tổ chức và kỹ thuật sản xuất.

-   Nghiên cứu tìm kiếm và đánh giá thông tin trên mạng để lập kế hoạch thực hiện đơn hàng .

-   Thực hiện các quy trình sản xuất phức tạp tuân thủ các quy định về bảo mật công nghệ thông tin và an toàn lao động cũng như bảo vệ môi trường.

-   Sắp xếp, theo dõi và kiểm soát từng phần trong đơn hàng.

-   Sử dụng năng lượng và vật liệu theo có tính kinh tế và thân thiện với môi trường và cũng như xử lý các chất và vật liệu thân thiện với môi trường.

-   Xem xét, đánh giá và ghi lại kết quả công việc của mình và hiệu quả của nhóm.

-   Bàn giao sản phẩm cho khách hàng bên ngoài hoặc bộ phận sản xuất tiếp theo (khách hàng nội bộ) và trình bày được kết quả công việc với sự trợ giúp của phương tiện kỹ thuật số.

-   Giao tiếp và hợp tác trong nhóm.


Vẽ kỹ thuật với sự hỗ trợ của máy tính (CAD) - ThS. Nguyễn Hoàng Vân - Lớp: CTTBCK1- K37.3

KursbereichBộ Môn Chế Tạo Thiết Bị Cơ Khí

I. Vị trí, tính chất của môn học:              

- Vị trí:

        + Môn học thiết kế chi tiết trên máy tính 2D được bố trí sau khi sinh viên đã học xong các môn học Vẽ kỹ thuật, Cơ kỹ thuật, Tin học, Vật liệu.

        + Môn học bắt buộc ở học kỳ 2 năm thứ nhất của khóa học.

- Tính chất:

        + Là môn học kỹ thuật cơ sở thuộc các môn học, mô đun đào tạo nghề bắt buộc.

        + Là môn học giúp cho sinh viên có khả năng vẽ các bản vẽ kỹ thuật bằng phần mềm AutoCAD.

II. Mục tiêu môn học:

- Về kiến thức:

+ Giải thích được những ưu điểm khi dùng AutoCAD thực hiện bản vẽ trong chuyên ngành cơ khí.

+ Trình bày được các phương pháp vẽ các đối tượng cơ bản (đoạn thẳng, đường tròn, elip, đa giác …), các phương pháp phối hợp các đối tượng lại tạo thành bản vẽ chi tiết máy, các công cụ hổ trợ cho phép hiệu chỉnh bản vẽ với độ chính xác cao.

- Về kỹ năng: Vận dụng những kiến thức của môn học để tính toán, thiết kế và thực hiện được bản vẽ kỹ thuật.

- Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: Rèn luyện tính kỷ luật, kiên trì, cẩn thận, nghiêm túc, chủ động và tích cực sáng tạo trong học tập.


Vẽ kỹ thuật - ThS. Nguyễn Hoàng Vân - CTTBCK1 -K38.3

KursbereichBộ Môn Chế Tạo Thiết Bị Cơ Khí

MỤC TIÊU MÔN HỌC:

      Sau khi học xong môn học này người học có khả năng:

         + Nêu được các tiêu chuẩn trình bày bản vẽ theo TCVN và ISO về bản vẽ kỹ

         thuật.

         + Trình bày được cách biểu diễn điểm, đường thẳng, mặt phẳng, và khối hình học.

         + Trình bày được các quy ước vẽ một số chi tiết và mối ghép thông dụng.

         + Vẽ được các giao tuyến, hình chiếu, hình cắt và hình chiếu trục đo của vật thể đơn giản.

         + Đọc được bản vẽ, vẽ tách được các chi tiết đơn giản trong bản vẽ lắp và bản vẽ thi công.

            + Xác định được kích thước, mối lắp và yêu cầu kỹ thuật của ống với các phụ kiện, thiết bị